Bỏ rơi (Việt Nam Cộng Hoà) - Phần 3 - Dân Làm Báo

Bỏ rơi (Việt Nam Cộng Hoà) - Phần 3

VNCH- Ngọc Trương (Danlambao) dịch - Tình hình Việt Nam sau khi Hiệp Định Paris được ký kết vào tháng 1, năm 1973.

Để thuyết phục Nam Việt Nam đồng ý với các điều khoản sai lầm tai hại vì để cho Bắc Việt giữ lại các lực lượng lớn ở miền Nam, Tổng thống Nixon nói với Tổng thống Thiệu:

“Nếu Bắc Việt vi phạm các điều khoản của Hiệp Định và tiếp tục gây hấn, Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự để trừng phạt Bắc Việt. 

Theo Nixon, nếu cuộc chiến mới nổ ra, Nam Việt Nam bị thất thoát võ khí, Hoa Kỳ sẽ thay thế trên cơ sở một đổi một theo căn bản chính các bộ phận chiến đấu (xe tăng, pháo binh, v.v...) Hiệp định Paris cho phép. 

Cuối cùng, Nixon nói, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục yểm trợ tài chính mạnh mẽ cho Nam Việt Nam.”

Hoa Kỳ không thực hiện cả ba lời hứa.

Trong khi đó, Bắc Việt nhận sự yểm trợ chưa từng có từ các ông chủ quốc gia cộng sản. Trong chín tháng sau hiệp định Paris (từ tháng 1 - 9/1973) theo sách quân sử năm 1994 do Hà Nội xuất bản: 

Số lượng hàng hóa được vận chuyển từ Bắc vào cho các lực lượng cs miền Nam tăng gấp bốn lần so với cả năm trước.

Tuy vậy, đó chỉ là con số nhỏ theo báo cáo của cs, từ đầu năm 1974 đến tháng 4 năm 1975 - số quân dụng gởi vào Nam tăng 1.6 lần so với tổng số hàng đã gởi suốt mười ba năm trước đây.

Nếu Nam Việt Nam thoái thác hiệp định Paris, chắc chắn - không những Hoa Kỳ sẽ tự giải quyết không cần Nam Việt Nam tham dự, chính Quốc hội Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng cắt đứt viện trợ. 

Nếu Nam Việt Nam đồng ý với hiệp định này- với hy vọng sẽ tiếp tục nhận viện trợ của Mỹ, họ bị buộc phải chấp nhận quân Bắc Việt còn đe dọa bên trong lãnh thổ. 

Viễn ảnh chết chóc trước mắt, người miền Nam chọn cách thứ nhì, rồi bàng hoàng thấy rằng - cả hai cách đều tệ hại như nhau, quân Bắc Việt vẫn ẩn núp ở miền Nam và Hoa Kỳ cắt đứt mọi trợ giúp.


Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird giải thích hậu quả. Ông viết:

"Trong hai năm sau khi ký kết Hiệp định Paris, Nam Việt Nam giữ vững vị trí thật can đảm và đáng được tôn trọng để chống lại kẻ thù có thừa thãi tiền bạc.

Đàm phán hòa bình vẫn tiếp diễn giữa hai miền Nam và Bắc cho đến khi Quốc hội cắt đứt nguồn tài trợ của Hoa Kỳ vào năm 1975. 

Cộng sản bước ra khỏi cuộc thương thảo và không bao giờ trở lại.

Không có tài trợ của Hoa Kỳ, Nam Việt Nam nhanh chóng bị cs tràn ngập. Chúng ta chỉ tiết kiệm được 257 triệu đô la một năm và tiến trình này đã làm sụp đổ Nam Việt Nam, vốn có khả năng chiến đấu trong cuộc chiến không cần quân đội của chúng ta từ năm 1973"

Nhiều người Mỹ không thích nghe nói rằng các quốc gia độc tài toàn trị Trung cộng và Liên bang Xô viết là các đồng minh tốt và trung thành hơn một nước dân chủ như Hoa Kỳ, trường hợp này thực đúng như vậy. 

William Tuohy, người nhiều năm phụ trách đề tài chiến tranh cho tờ Washington Post, đã viết rằng:

"Gần như không thể tưởng tượng và chắc chắn không thể tha thứ được một quốc gia vĩ đại bỏ rơi những đồng minh bất lực và mỉa mai thay lại kỳ vọng vào lòng thương xót của Bắc Việt", nhưng chinh chúng ta đã làm điều đó.


Cho đến khi trợ giúp lần lượt bị cắt giảm khắc nghiệt và bắt đầu gây ảnh hưởng nặng nề, Nam Việt Nam đã chiến đấu rất thành công. Trong hai năm sau khi ký hiệp định Paris 1973, các lực lượng Nam Việt Nam phải chịu tổn thất hơn 59.000 người tử trận trong thời gian ngắn so với lính Mỹ tử trận suốt thập niên chiến tranh. 

Những thiệt hại gây ra cho một dân số chỉ bằng một phần mười dân số Hoa kỳ, thực rõ ràng Nam Việt Nam bị tàn phá rất nhiều, cường độ chiến tranh cũng dữ dội.

Merle Pribbenow chỉ ra rằng báo cáo chi tiết của Bắc Việt cho thấy rõ ràng - trong suốt 55 ngày cuối cùng của cuộc tấn công, nhiều trận đánh rất dữ dội xảy ra. Đây là sự thán phục dành cho dân miền Nam Việt Nam, lúc đó người miền Nam biết chắc chắn kết quả cuối cùng sẽ không tránh khỏi. 

Xin lưu ý - Lê Trọng Tấn (lúc đó là thượng tướng Bắc Việt), cho biết trong chiến dịch cuối cùng: 

"Nhân viên quân y chúng tôi đã phải thu dọn và chữa trị một số lượng lớn lính bị thương (mười lăm lần nhiều hơn so bị thương trong chiến dịch biên giới năm 1950, gấp 1.5 lần số bị thương tại Điện Biên Phủ và gấp 2.5 lần số bị thương trong Chiến dịch Quốc lộ 9 Hạ Lào năm 1971."

Pribbenow tính toán "điều này khiến quân Bắc Việt bị thương tối thiểu 40.000-50.000, và có thể cao hơn nữa, người ta không muốn thấy tổn thất như thế vào lúc QLVNCH bị coi là sụp đổ vào năm 1975 - như phần lớn các sử gia nói. "

Đại tá William LeGro phục vụ tại văn phòng Tùy viên Quốc Phòng (DAO -Tòa đại sứ Hoa Kỳ, Sài Gòn) cho đến khi kết thúc chiến tranh. Nhìn kỹ cận cảnh lúc đó, ông thấy chính xác chuyện đã xảy ra: 

"Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ xuống gần như số không là nguyên nhân cuối cùng của sự sụp đổ. Chúng ta đã làm một điều khủng khiếp đối với miền Nam Việt Nam."


Gần lúc cuối, Tom Polgar, Trưởng trạm tình báo CIA tại Sài Gòn, gởi công điện đánh giá ngắn ngủi về tình hình đang xảy ra như sau: 

"Không nghi ngờ gì nữa về kết thúc cuối cùng, Nam Việt Nam không thể tồn tại được nếu không có viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, trong khi khả năng tiếp tục gây chiến của Bắc Việt không bị thiệt hại và được Liên bang Sô viết, Trung cộng viện trợ đầy đủ."

Hậu quả của chiến tranh ở Việt Nam vẫn còn tồi tệ như người ta từng e ngại. 

Seth Mydans cây viết chuyên các vấn đề Đông Nam Á của tờ The New York Times viết rất sâu sắc và đầy trắc ẩn:

"Hơn một triệu người miền Nam chạy trốn khỏi đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. Khoảng 400.000 người bị đưa vào trại giam để "cải tạo lại", có người trong một thời gian ngắn, nhưng một số khác bị giam đến mười bảy năm. 

1.5 triệu người khác bị buộc tái định cư trong "các khu kinh tế mới" những vùng đất khô cằn ở Nam Việt Nam, họ bị đói khổ và nghèo nàn tàn phá."

Phạm Xuân Ẩn, cựu Đại tá Việt cộng đã mô tả sự vỡ mộng của ông ta với chiến thắng của cộng sản tại miền Nam Việt Nam: 

"Tất cả những gì nói về 'giải phóng' hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm trước, tạo ra điều này, đất nước nghèo khổ này do một băng bọn cầm quyền tàn bạo, mang tính gia trưởng và chỉ là những lý thuyết gia thất học."

Bùi Tín, Đại tá quân Bắc Việt thẳng thắn nói một cách công bằng về kết cuộc của chiến tranh, ngay cả đối với kẻ chiến thắng.

"Đã quá muộn cho thế hệ của tôi, thế hệ của chiến tranh, của chiến thắng, và của sự phản bội. Chúng tôi đã thắng, và chúng tôi đã thua".

Thực vậy, dân miền Nam trả giá đắt trong cuộc tranh đấu lâu dài để được tự do. Quân đội có 275.000 người tử trận. Kế đến 465.000 thường dân thiệt mạng, do bọn khủng bố vc ám sát, hoặc chết vì vc pháo kích bừa bãi vào các thành phố, ngoài ra còn 935.000 người bị thương.


Trong số triệu thuyền nhân vượt biên, e rằng có một số đông không rõ lắm đã bỏ mạng trên biển. Tại Việt Nam khoảng 65.000 người khác bị hành quyết bởi những kẻ tự nhận là giải phóng. 

Trong các trại cải tạo tàn bạo, 250.000 người thiệt mạng. Hai triệu người buộc phải từ bỏ quê hương ra đi, thành lập cộng đồng mới của người Việt Nam.

Đánh giá về QLVNCH sẽ không đầy đủ nếu không đề cập đến những cựu quân nhân ly hương và gia đình của họ, những người đã tạo lập cuộc sống mới ở Hoa kỳ. Thêm vào đó là câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng, sự quyết tâm và thành tựu. 

Họ biết rõ bản chất của những kẻ gọi là "giải phóng", trong nhiều năm qua giết chóc, làm thương tật, bắt cóc và gây ra ám ảnh cho hàng ngàn thường dân miền Nam. Một số lớn dân chúng chạy trốn khi cuộc chiến đấu kháng cự sụp đổ.


May mắn thay, nhiều người đã tạo được cuộc sống mới, cuộc sống tự do. 

Nước Mỹ được ban phước với một triệu người Việt Nam đã định cư, giúp nền văn hóa và sự giàu có vật chất của Hoa kỳ gia tăng lớn mạnh và thêm phong phú. 

Với nền kỹ nghệ và quyết tâm đáng kinh ngạc, những người Mỹ mới, giáo dục con cái, nuôi dưỡng gia đình và tận dụng mọi cơ hội của đất nước này cho những ai sẵn sàng làm việc.

Đây cũng chính là những người thuộc mọi cấp bậc của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, những người từng chiến đấu trong nhiều năm đẫm máu, giành lấy tự do cho chính quê hương của họ.

Chúng ta bỏ rơi họ trước đây, đánh mất những hy sinh của họ, nhưng có lẽ chúng ta chuộc tội bằng cách thâu nhận họ đến đây nhiều năm về sau.

Phần đã đăng:

- Tái đánh giá QLVNCH - Tết Mậu Thân 1968.


- Địa phương quân và nghĩa quân


2018.04.10


_____________________________________

Tham khảo:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo